Gọi ngay : 0981635959

Những điều có thể bạn chưa biết về sơn epoxy chống tĩnh điện

2/24/2021 3:22:28 PM | 54

Hiện nay, ngành công nghiệp nặng, vừa và nhẹ của Việt Nam ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh phát triển. Vì thế mà các ngành phụ trợ liên quan đều phát triển theo, trong đó phải kể đến ngành sản xuất sơn công nghiệp nhất là sơn chống tĩnh điện epoxy. Dùng cho các sàn bê tông, các nền nhà xưởng, nhà máy sản xuất điện, thiết bị điện tử. Nếu bạn đang muốn tìm kiếm thông tin về loại sơn này hãy tham khảo bài viết dưới đây từ Epoxy Thanh Hóa.

Định nghĩa sơn epoxy chống tĩnh điện

Sơn chống tĩnh điện epoxy là hệ thống sơn sàn epoxy được thiết kế để chống hiện tượng tĩnh điện trên bề mặt sau thi công, hệ thống sản phẩm gồm sơn epoxy mang điện trở cao kết hợp với than hoạt tính và hệ thống dây dẫn đồng nối đất.

thong-tin-huu-ich-ve-son-epoxy-chong-tinh-dien

Những điều có thể bạn chưa biết về sơn epoxy chống tĩnh điện

Ưu và nhược điểm của sơn chống tĩnh điện epoxy

Ưu điểm

+ Kháng khoán chất và mài mòn tốt.

+ Chống thấm nước và thấm dầu.

+ Chống ma sát, chịu lực lên tới 16T.

+ Ngăn ngừa tĩnh điện do sự ma sát của bề mặt hay môi trường.

+ Điện trở bề mặt ổn định lâu dài, không chịu ảnh hưởng từ độ ẩm môi trường và mài mòn bề mặt.

Nhược điểm

+ Chi phí thi công cao.

+ Cần có thợ lành nghề và hiểu biết, kĩ thuật cao khi thi công.

+ Phương pháp thi công phức tạp.

Đối tượng nên thi công sơn epoxy chống tĩnh điện

son-chong-tinh-dien-ung-dung-cho-nhieu-cong-trinh

Sơn epoxy chống tĩnh điện được ứng dụng cho những công trình sau:

+ Những nơi yêu cầu độ chính xác tuyệt đối trong sản xuất: nhà máy sản xuất, lắp ráp kính điện tử,…

+ Nơi yêu cầu kháng bụi cao: phòng mổ, phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu,…

+ Các cơ sở xử lí các chất dễ cháy, dung môi hữu cơ, phòng chứa máy tính hay các bộ phận điện của công trình.

Sơn epoxy chống tĩnh điện hoạt động như thế nào?

Hệ thống sơn chống tĩnh điện epoxy bao gồm sơn epoxy mang điện trở cao kết hợp với than hoạt tính và hệ thống dây dẫn đồng nối đất. Từ đây lớp sơn epoxy mang điện trở cao sẽ hạn chế và triệt tiêu những điện trở sinh ra do ma sát.

Đồng thời các điện tích sinh ra do phóng điện tích tụ trên bề mặt sàn sẽ được lớp than hoạt tính dẫn về dây dẫn đồng và đi vào nối đất để trung hòa điện tích. Chính vì thế mà sau khi thi công sẽ không còn hiện tượng tĩnh điện trên bề mặt công trình.

Quy trình thi công hệ thống sơn chống tĩnh điện epoxy

+Bước 1: dùng máy mài sàn công nghiệp gắn đĩa mài kim cương để xử lí bề mặt sàn.

+Bước 2: vệ sinh bề mặt sàn sau đó thi công lớp sơn lót epoxy giúp tăng cứng bề mặt và tạo kết nối.

+Bước 3: xử lí bề mặt sàn bằng vữa epoxy.

+Bước 4: trải lớp dây dẫn đồng nối với nối với cọc tiếp địa.

+Bước 5: thi công lớp than hoạt tính dẫn điện.

+Bước 6: thi công lớp sơn epoxy mang điện trở cao.

+Bước 7: kiểm tra, đánh giá bề mặt thi công.

Sơn epoxy chống tĩnh điện có mấy loại?

Hiện nay dòng sơn này có 2 loại:

+ Sơn epoxy chống tĩnh điện hệ lăn: gồm lớp sơn lót epoxy chống tĩnh điện, hệ thống dây dẫn đồng nối đất, hai lớp sơn epoxy điện trở cao. Loại sơn này ứng dụng trong các nhà máy với yêu cầu có khả năng chịu tải trung bình.

+ Sơn epoxy tự cân bằng chống tĩnh điện: gồm lớp sơn lót epoxy, lớp tự cân bằng dòng xử lí bề mặt, hệ thống dây dẫn đồng nối đất, lớp than hoạt tính và lớp sơn epoxy tự cân bằng dòng mang điện trở cao hoàn thiện bề mặt. Loại sơn này được ứng dụng cho các công trình đòi hỏi khả năng chịu tải trọng và mài mòn cùng với yêu cầu thẩm mĩ cao.

Với mỗi bề mặt công trình sẽ cần một loại sơn khác nhau. Tùy thuộc vào bề mặt thi công mà bạn nên lựa chọn loại sơn thích hợp. Sơn chống tĩnh điện epoxy là loại sơn được ưa chuộng và ứng dụng cao trong các công trình lớn hiện nay.

Mặc dù quá trình thi công khá vất vả và đòi hỏi kĩ thuật cao, nhưng hiệu quả loại sơn này mang lại là vô cùng lớn. Đó cũng chính là lí do khiến loại sơn này được nhiều người yêu thích đến vậy. Nếu bạn quan tâm đến loại sơn này hãy liên hệ https://epoxythanhhoa.vn/ để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.

GỌI NGAY: TƯ VẤN + ĐĂNG KÍ LÀM MẪU MIỄN PHÍ


(*) Xem thêm: